Việt Nam hiện tại đang xuất khẩu chanh dây (chanh leo) chính ngạch cho các thị trường như: châu Âu, Trung đông, Thái lan,… Riêng thị trường Trung Quốc, từ xưa đến nay vẫn luôn là thị trường xuất khẩu nông sản lớn nhất của Việt Nam. Nhưng đến tận năm 2022 Việt Nam mới có lô chanh dây đầu tiên xuất sang Trung Quốc theo con đường chính ngạch. Trên thực tế, từ trước đến nay các doanh nghiệp trong nước vẫn xuất khẩu chanh dây sang thị trường Trung Quốc theo con đường tiểu ngạch.
Xem thêm các tiêu chuẩn chanh dây xuất khẩu tại: Các tiêu chuẩn chanh dây xuất khẩu
Vậy xuất khẩu chanh dây chính ngạch là gì? Và tiểu ngạch là gì? LongHueGroup hiện tại đang đi cả 2 con đường này. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về 2 hình thức xuất khẩu này.
- Xuất khẩu chanh dây tiểu ngạch là gì?
Ý nghĩa thể hiện ở từ ngữ. “Tiểu” tức là nhỏ. Vậy ở đây tiểu ngạch tức là đi con đường nhỏ. Nhiều người hiểu nhầm “xuất khẩu tiểu ngạch” là không chính thống hoặc luồn lách thủ tục xuất khẩu, đi con đường không qua cửa khẩu (hay nói cách khác là buôn lậu). Đó là cách hiểu không chính xác về hình thức xuất khẩu này.
Xuất khẩu tiểu ngạch trên thực tế vẫn là xuất khẩu, được nhà nước thừa nhận. Là một trong những hình thức trao đổi, buôn bán hàng hóa giữa những người dân sinh sống gần biên giới 2 nước. Ở nước ta được biết đến là các tỉnh giáp biên giới Trung Quốc, Lào và Campuchia. (Nếu các bạn để ý, CMND của người dân ở các tỉnh giáp biên giới thường có một đường viền dọc theo giấy CMND).
Vậy muốn xuất khẩu tiểu ngạch cần những gì?
- Phải là người có hộ khẩu ở vùng giáp biên giới.
- Làm tờ khai tiểu ngạch và đóng phí biên mậu.
- Hàng hóa hợp lệ (Cái này tham khảo quy định của nhà nước về xuất nhập khẩu)
Hình thức này được nhiều thương lái, các doanh nghiệp vừa và nhỏ ưa chuộng vì thủ tục đơn giản, dễ dàng, chi phí thấp. Tuy nhiên cũng tiềm ẩn nhiều vướng mắc và rủi ro sau:
- Số lượng hàng hóa đi được nhỏ. Các doanh nghiệp lớn thường không sử dụng hình thức này.
- Hàng hóa phải chịu sự kiểm tra nghiêm ngặt về chất lượng, kiểm dịch, tiểu chuẩn, an toàn vệ sinh,… bởi các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành trước khi thông quan.
- Không có hợp đồng ràng buộc rõ ràng giữa 2 bên. Nếu xảy ra tranh chấp rất khó giải quyết.
- Bởi vì xuất khẩu tiểu ngạch, bạn chỉ được phép vận chuyển những hàng hóa đơn giản, thiết yếu và phải tuân thủ theo quy định của pháp luật. Nên rất dễ dẫn đến việc làm sai quy định và bị bắt hoặc trốn thuế.
2. Xuất khẩu chanh dây chính ngạch là gì?
Xuất khẩu tiểu ngạch tiềm ẩn nhiều rủi ro. Vậy xuất khẩu chính ngạch sẽ khắc phục một số rủi ro đó:
- Là hình thức được các doanh nghiệp lớn thường sử dụng.
- Có hợp đồng, hóa đơn, chứng từ thanh toán rõ ràng theo thông lệ quốc tế.
- Số lượng hàng hóa và giá trị giao dịch lớn.
- Được nhà nước hỗ trợ và tạo điều kiện hơn.
Bên cạnh những mặt lợi, vậy tại sao vẫn có rất nhiều doanh nghiệp lựa chọn con đường tiểu ngạch:
- Thủ tục xuất khẩu chính ngạch yêu cầu phức tạp hơn. Phải tuân thủ đúng theo thông lệ quốc tế.
- Yêu cầu nghiêm ngặt về chất lượng, tiêu chuẩn hàng hóa.
- Thuế, phí cao hơn nhiều so với xuất khẩu tiểu ngạch.
- Việc tìm kiếm đối tác hạn chế hơn so với đối tác tiểu ngạch.
Nhìn chung, thì cả 2 hình thức trên đều có mặt lợi và mặt hại. Tùy vào tình hình thực tế của doanh nghiệp để lựa chọn hình thức xuất khẩu.
LongHueGroup hiện nay đang đi cả 2 đường. Về xuất khẩu chanh dây, chúng tôi đã đầy đủ thủ tục để xuất khẩu chính ngạch.
Lời khuyên cá nhân: muốn phát triển bền vững, các doanh nghiệp nên dần chuyển đổi sang xuất khẩu chính ngạch.
Bài viết được chia sẻ bởi đội ngũ của Công ty CP ĐT Long Huệ – đơn vị kinh doanh và xuất khẩu nông sản có uy tín tại Tây nguyên.
Nếu bạn cần tư vấn hoặc hợp tác lâu dài với chúng tôi. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi:
Hotline: 0988.02.48.48
Hoặc kết nối với công ty qua các kênh:
Fanpage: https://www.facebook.com/congtycpdtlonghue
Website: https://longhuegroup.com/
Youtube: https://www.youtube.com/@longhuegroupofficial
TikTok: https://www.tiktok.com/@longhuegroup?_t=8a5Kytw3L4D&_r=1
Chúc bạn thành công!